Quy tắc vàng khi lựa chọn màu sắc trong thiết kế

Màu sắc là yếu tố quyết định đến việc thu hút khách hàng và sự thành công của tác phẩm thiết kế. Nếu bạn không hiểu các quy tắc khi lựa chọn màu sắc bạn có thể khiến thiết kế của mình trở nên rối mắt và trở thành mớ hỗn độn. Vì vậy việc nắm rõ quy tắc về màu sắc trong thiết kế là cực kỳ quan trọng. 

Vậy đó là những quy tắc nào? Hãy cùng theo dõi ngay qua bài viết sau đây bạn nhé!

1. Vai trò của màu sắc trong thiết kế và cuộc sống

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực. Màu sắc giúp khơi gợi cảm xúc, thu hút được người nhìn và còn kích thích trí tưởng tượng. Thông qua màu sắc, bạn còn có thể dễ dàng truyền đi được những thông điệp mong muốn mà không cần dùng đến từ ngữ. Chính vì vậy màu sắc ngày càng có nhiều quy tắc và kiến thức chuyên sâu hơn. Và để biết được những phương pháp phối hợp màu sắc với nhau bạn có thể tìm hiểu về “Lý thuyết màu”.

Về cách phối hợp, màu sắc thường được chia thành “Màu cơ bản” (chỉ dùng 1 màu) và “Màu thứ cấp” (phối hợp từ 2 màu cơ bản để cho ra 1 màu mới). Ngoài ra, bạn có thể chia thành 2 phân cực màu đối lập nhau là màu nóng và màu lạnh.

Khi kết hợp được đa dạng màu sắc thì bạn sẽ có được càng nhiều màu với sắc độ khác nhau. Từ đó giúp màu sắc thể hiện được cảm xúc hay giá trị con người thông qua tác phẩm được thiết kế hoàn chỉnh.

2. 6 quy tắc vàng mà bạn cần lưu tâm khi lựa chọn màu sắc thiết kế

2.1. Monochromatic – Phối màu đơn sắc

-Monochromatic 

Phối màu đơn sắc - Quy tắc phối màu cơ bản nhất trong thiết kế

Đây được coi là màu cơ bản nhất trong quy tắc phối màu. Đồng thời cũng là màu chủ đạo trong sản phẩm thiết kế vì chỉ cần điều chỉnh bằng sắc độ (từ đậm tới nhạt). Đối với màu đơn sắc thuần túy sẽ tạo được cảm giác dễ chịu cho người xem nhưng đôi khi vì quá đơn giản mà không tạo được ấn tượng với chi tiết nào đó. Màu đơn sắc có sức hút nhất thường được kết hợp với những màu sắc khác hay dành cho những thiết kế đi theo phong cách tối giản.

2.2. Phối màu tương đồng (Analogous)

Analogous Phối màu tương đồng tạo ra bảng màu cơ bản có chung một màu chủ đạo

Đây là quy tắc kết hợp một màu chủ đạo với các màu khác nhau và cho ra các màu thứ hạng. Cách phối màu này thường được phân chia thành hai thứ hạng: thứ hạng thứ nhất (kết hợp 2 màu) và thứ hạng thứ 2 (thứ hạng thứ nhất kết hợp với một màu khác). Từ đó tạo ra bảng màu cơ bản có chung một màu chủ đạo.

2.3. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

complementary-quy-tac-lua-chon-mau-sac-thiet-ke

Phối màu bổ túc trực tiếp dễ dàng sử dụng và tạo được điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng

Đây là cách phối hợp các màu đối diện nhau trên bánh xe màu sắc. Với các cặp màu đối xứng bạn sẽ dễ dàng sử dụng và tạo được điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng. Thế nhưng quy tắc này sẽ không phù hợp nếu bạn thiết kế theo phong cách nhẹ nhàng hay tạo ra cảm giác thư giãn cho người xem.

2.4. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

triadic-complementary-quy-tac-lua-chon-mau-sac-thiet-kePhối màu bổ túc bộ ba là quy tắc an toàn nhất trong tất cả cách phối hợp màu sắc

Quy tắc phối màu bổ túc bộ ba được coi là dễ dàng và an toàn nhất trong tất cả cách phối hợp màu sắc của bảng màu. Bạn chỉ cần chọn một màu chủ đạo sau đó dựa vào tam giác cân trong bảng màu để tìm ra hai màu phụ trợ còn lại nhằm tạo ra được ba màu cơ bản. Tuy nhiên vì sự cân bằng màu sắc quá an toàn này mà khiến ít các nhà thiết kế áp dụng vào tác phẩm của mình để tạo điểm nhấn.

2.5. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary) 

rectangular-tetradic-quy-tac-lua-chon-mau-sac-thiet-ke Phối màu bổ túc bộ bốn là cách phức tạp nhất và đòi hỏi nhiều công sức

Đối với cách phối màu này thì lại trái ngược so với phối màu bổ túc bộ ba vì đây là cách phối được coi là phức tạp nhất, đòi hỏi các nhà thiết kế phải bỏ nhiều công sức và thời gian tìm hiểu và lựa chọn. Nhưng khi đã chọn được thì bạn sẽ có bộ màu mới mẻ và hiện đại. Cách tốt nhất để chọn màu đó là chú ý cân bằng giữa 2 gam màu nóng và màu lạnh.

2.6. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary) 

split-complementary-quy-tac-lua-chon-mau-sac-thiet-ke Phối màu bổ túc xen kẽ dễ dàng gây ấn tượng cho thiết kế ngay từ lần đầu tiên

Quy tắc phối sử dụng ba màu ở ba góc khác nhau trên vòng tròn bảng màu để tạo nên một đường chéo cân. Ngoài ra, khi phối màu theo cách này bạn có thể sử dụng thêm màu thứ tư nhưng màu này cần đối xứng với một trong hai màu để tạo nên đáy hai của hai đường chéo nhau. Cách phối này được dùng nhiều trong các thiết kế cần tạo điểm nhấn. Và quy tắc này có thể gây ấn tượng và tạo được điểm nhấn cho người dùng ngay từ lần đầu tiên.

Có thể thấy việc lựa chọn và kết hợp màu sắc trong thiết kế rất quan trọng. Bạn cần phải nắm chắc những quy tắc để tạo ra được tác phẩm hoàn chỉnh nhất. Ngoài ra việc sáng tạo và thử nghiệm đối với màu sắc cũng giúp khám phá ra nhiều điều mới lạ và bức phá hơn trong quá trình thiết kế của mình.

: Quy tắc vàng khi lựa chọn màu sắc trong thiết kế
Thiết Kế Hình Ảnh