7 loại Digital Platform mà Marketer cần phải biết
Digital Platform là gì? Digital Platform bao gồm những gì? Đây là hai vấn đề các bạn cần phải nắm rõ để trở thành một marketer chuyên nghiệp.
Sau đây, hãy cùng Góc Nhỏ Content khám phá định nghĩa về digital platform và 7 loại digital platform mà marketer cần phải biết nhé!
1. Digital Platform là gì?
Digital Platform giúp doanh nghiệp tăng sự hiện diện liên tục của mình trên Internet.
Digital Platform là các nền tảng kỹ thuật số hoạt động thường xuyên và không ngừng nghỉ giúp doanh nghiệp tăng sự hiện diện liên tục của mình trên Internet.
Mục đích tồn tài của các Digital Platform là giúp tăng tương tác giữa người dùng với thương hiệu, giúp thương hiệu tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Ngoài việc quảng bá và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Digital Platform còn là nơi gắn kết người tiêu dùng với nhau. Từ đó, sẽ tạo ra nhiều giá trị mới hơn cho người dùng.
2. 7 loại Digital Platform mà Marketer cần phải biết là gì?
2.1. Website
Website - nền tảng cốt lõi của Digital Marketing.
Website là một trong 7 loại Digital Platform phổ biến hiện nay, đồng thời là một trong những nền tảng cốt lõi của Digital Marketing. Website được xây dựng, sở hữu và phát triển bởi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trình bày thông tin sản phẩm, dịch vụ theo những đề mục và trang được sắp xếp một cách logic. Nhờ đó, khách hàng có thể tiếp cận được thông tin từ doanh nghiệp và tạo ra trải nghiệm cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Website mang lại cho Digital Marketing nhiều lợi ích nổi bật như: trình bày thông tin một cách rõ ràng đến khách 24/7, giúp giữ chân khách hàng, tăng độ phủ của thương hiệu trên internet, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng…
2.2. Social Media
Social Media có mặt trong hầu hết các chiến lược Digital Marketing.
Social Media là các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok… có mặt trong hầu hết các chiến lược Digital Marketing vì số lượng người dùng mạng xã hội vô cùng lớn. Theo số liệu được thống kê vào năm 2021, tại Việt Nam có 76 triệu người dùng mạng xã hội tương đương với 73,7% dân số. Đây là minh chứng cho thấy tiềm năng khổng lồ của các trang mạng xã hội đối với lĩnh vực Marketing. Bên cạnh đó, Social Media còn là công cụ lý tưởng của ngành quảng cáo, mang lại hiệu quả cao và doanh thu tăng vọt cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ.
2.3. Digital Media
Digital Media xuất hiện với rất nhiều hình thức đa dạng.
Digital Media xuất hiện xung quanh chúng ta với nhiều hình thức đa dạng như banner xuất hiện trên các trang web, video quảng cáo ngắn xuất hiện khi xem phim hoặc xem youtube… Digital Media là công cụ giúp doanh nghiệp tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm, thương hiệu của họ.
Có thể nói, Digital Media và Social Media là sự kết hợp hoàn hảo vì các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook,... cho phép doanh nghiệp rót tiền vào để chạy các chiến lược quảng cáo. Chính vì thế Digital Media có thể tiếp cận được khách hàng khi họ sử dụng mạng xã hội.
2.4. Search
Search giúp người dùng chủ động tìm kiếm các thông tin về sản phẩm.
Chắc hẳn các bạn không hề xa lạ với Search, vì đây là công cụ tìm kiếm được rất phổ biến và bắt gặp ở khắp mọi nơi trên internet. Search giúp người dùng chủ động tìm kiếm các thông tin về sản phẩm. Và quyết định mua hàng của người tiêu dùng thông qua công cụ search đã và đang vô cùng phổ biến.
Tuy nhiên, khi tìm kiếm trên các công cụ Search thịnh hành ngày nay như Cốc Cốc, Chrome, Google,... chỉ với một từ khoá đã cho ra hàng trăm, hàng ngàn kết quả chỉ trong vài giây. Điều này yêu cầu các Marketer phải thực hiện tối ưu công cụ tìm kiếm để người dùng có thể thấy được thông tin sản phẩm, dịch vụ dễ dàng ở những trang đầu tiên.
2.5. Email Marketing
Email Marketing là việc sử dụng email để thực hiện các chiến lược marketing.
Email Marketing là việc sử dụng email để thực hiện các chiến lược marketing với mục đích lâu dài là làm tăng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu. Từ đó tạo dựng nên lòng trung thành của khách hàng. Để thực hiện Email Marketing, bạn cần phải có dữ liệu Email của tệp khách hàng mục tiêu bằng cách mua lại từ các doanh nghiệp khác.
2.6. Mobile Marketing
Mobile Maketing giúp khách hàng truy cập vào đường link dẫn tiếp thị thông qua SMS, QR,...
Trong lĩnh vực Marketing, Mobile là công cụ truy cập vào đường link dẫn tiếp thị ví dụ như SMS, GPS, mã QR… Với ưu điểm là có độ an toàn và bảo mật cao khiến khách hàng yên tâm và tin tưởng hơn khi truy cập các đường link tiếp thị.
2.7. Game
Nền tảng Game được áp dụng theo nhiều phương thức để thực hiện Digital Marketing.
Nền tảng game được phân thành 2 loại: Gamification và In Game Ads. Trong đó, In Game Ads là những video quảng cáo ngắn xuất hiện trong các ứng dụng game nhằm mục đích tiếp thị cho một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nào đó. Còn Gamification là việc ứng dụng các kỹ thuật trong game như các thức, luật chơi, bảng xếp hạng… vào marketing ví dụ như các chiến dịch Gamification Marketing của Shopee.
Qua những thông tin trên, Góc Nhỏ Content hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về Digital Platform và mang lại cho bạn những giá trị hữu ích!
Tin liên quan
- 5 Cách tích hợp CHAT GPT vào công cụ làm việc hiệu quả
- 8 nguyên tắc chiến lược thu hút khách hàng tạo chỗ đứng cho Fanpage trên thương trường kỹ thuật số
- 8 xu hướng thiết kế mới cần bỏ túi ngay cho năm 2022
- 9 Bí kíp viết content hay ngay cả khi bạn không biết gì!
- 90% Content Writer không muốn bật mí 5 cách giúp tăng hiệu quả bài viết quảng cáo Facebook