Lý thuyết thiết kế là gì? Những điều Designer nên nằm lòng?
Khi nghe đến câu hỏi “Lý thuyết thiết kế là gì?”, nhiều người sẽ khó có câu trả lời ngay trong vài giây. Vì khi suy nghĩ đến những định nghĩa về nghệ thuật nói chung hay thiết kế nói riêng đều sẽ khá trừu tượng và khó hiểu. Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu về lý thuyết trên, bạn sẽ nhận ra đây là vấn đề đơn giản nhưng rất quan trọng đối với một nhà thiết kế.
1. Lý thuyết thiết kế là gì?
Hiểu theo cách đơn giản nhất, lý thuyết thiết kế là hệ thống tập hợp câu trả lời cho các câu hỏi “tại sao?” và “làm thế nào?” trong suốt quá trình từ phác thảo ý tưởng đến thực hiện thiết kế nên các ấn phẩm của bạn.
Vì vậy bất kỳ nhà thiết kế nào cũng nên nằm lòng rằng: khi hình ảnh được sáng tạo ra đều tương tác và trực tiếp tạo nên những loại cảm xúc khác nhau tới những đối tượng người xem khác nhau.
2. Những nguyên tắc thiết kế khi bạn là Designer
Những nguyên tắc thiết kế mà Designer không được bỏ qua
Khi bước chân vào thế giới thiết kế đồ họa, có 5 nguyên tắc cơ bản mà các nhà thiết kế nên nằm lòng, bao gồm:
2.1 Alignment (căn chỉnh)
Việc căn chỉnh trên bài thiết kế tạo ra sự kết nối và liên kết giữa các yếu tố với tổng thể, đồng thời cho người xem cảm dễ chịu hơn khi nhìn vào bài thiết kế.
2.2 Repetition (sự lặp lại)
Khác với việc lặp lại một hành động hay thói quen dẫn đến nhàm chán, việc lặp lại các yếu tố trong thiết kế sẽ giúp tạo sự liên kết và thống nhất.
2.3 Contrast (sự tương phản)
Việc sử dụng các yếu tố trái ngược nhau trong ấn phẩm mang đến sự nhấn mạnh trong thiết kế (màu tươi và màu trầm,…)
2.4 Hierarchy (hệ thống phân cấp thị giác)
Các yếu tố gần nhau sẽ cho thấy chúng có một mối tương quan nhất định, từ đó tạo ra một tổ chức logic trong thiết kế.
2.5 Balance (sự cân bằng)
Nguyên tắc này bao gồm cân bằng đối xứng và cân bằng tỷ lệ. Đây là cách tạo nên một cấu trúc ổn định cho thiết kế.
3. Lý thuyết và kỹ thuật màu sắc trong thiết kế
Kỹ thuật màu sắc trong thiết kế
Lý thuyết màu sắc giúp nhà thiết kế xem xét sử dụng những màu sắc khác nhau cho từng yếu tố khác nhau trong ấn phẩm.
Kỹ thuật màu sắc là kỹ thuật mà nhà thiết kế ứng dụng các màu sắc trong thiết kế. Phụ thuộc vào số lượng yếu tố, loại ấn phẩm,… Kỹ thuật màu sắc bao gồm: trộn màu, mạng lưới hệ thống sắc tố (RGB, CMYK, …) và những gam màu.
4. Tư duy thiết kế
Hình thành tư duy thiết kế là yếu tố quan trọng giúp tác phẩm tương tác hiệu quả nhất với người xem
Tư duy thiết kế của một nhà thiết kế là quá trình mà nhà thiết kế đặt mình vào vị trí của người xem, người tương tác trực tiếp với thiết kế. Quá trình này bao gồm 5 bước:
- Thấu hiểu: tìm hiểu về về sở thích, xu hướng của đối tượng khán giả mà thiết kế hướng tới,
- Xác định: xác định rõ các vấn đề có thể gặp và cần giải quyết trong thiết kế
- Lặp đi lặp lại: suy nghĩ nhiều hướng giải quyết (ý tưởng) cho thiết kế
- Nguyên mẫu: quyết định các triển khai, xây dựng ý tưởng.
- Thử nghiệm: cho đối tượng khán giả trải nghiệm và đánh giá thiết kế.
5. Các yếu tố đồ họa
Các yếu tố đồ họa là sự phối hợp các đường nét (line), hình khối (shape), hình thức (form), màu sắc (color), lớp nền kết cấu (texture), không gian (space) và nghệ thuật sử dụng con chữ (typography), nhằm mục đích tạo sự mới lạ, mang lại cảm giác điều hướng cho người xem.
6. Tại sao bạn cần phải hiểu về lý thuyết thiết kế trước khi bắt đầu chinh phục nghề Designer?
Lý thuyết thiết kế giúp Designer không mắc phải những lỗi cơ bản
Một thiết kế đòi hỏi người tạo ra nó phải phá cách và sáng tạo. Tuy nhiên, nhà thiết kế cần phải hiểu rõ về các lý thuyết thiết kế để đảm bảo ấn phẩm tạo ra không bị vi phạm các quy tắc cơ bản.
Một nhà thiết kế không phải chỉ cần thành thạo các phần mềm, công cụ phục vụ cho việc thiết kế mà còn cần nắm rõ các nguyên tắc cơ bản và làm thế nào để đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết kế của mình.
Khi nhà thiết kế không hiểu rõ về lý thuyết thiết kế sẽ dẫn đến việc mất phương hướng trong lúc thực hiện, cảm thấy bế tắc và mất rất nhiều thời gian nhưng không tìm ra được hướng giải quyết; kết hợp cái chi tiết trong ấn phẩm không đúng với quy tắc thiết kế làm cho ấn phẩm làm ra bị lỗi. Khi đó, tác phẩm của bạn không đơn thuần là các chi tiết kéo thả được đưa vào bài thiết kế một cách ngẫu nhiên mà mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa riêng của nó.
Hy vọng với những chia sẻ của GContent, các bạn sẽ có những kiến thức bổ ích và áp dụng được trong các thiết kế của mình.
Tin liên quan
- 5 Cách tích hợp CHAT GPT vào công cụ làm việc hiệu quả
- 7 loại Digital Platform mà Marketer cần phải biết
- 8 nguyên tắc chiến lược thu hút khách hàng tạo chỗ đứng cho Fanpage trên thương trường kỹ thuật số
- 8 xu hướng thiết kế mới cần bỏ túi ngay cho năm 2022
- 9 Bí kíp viết content hay ngay cả khi bạn không biết gì!