Livestream TikTok: Vũ điệu kinh doanh bùng nổ, nhưng đừng quên những “ lằn ranh đỏ”!
Trong thời cuộc kỹ thuật số bùng nổ đã đưa Tik Tok lên ngôi vương mạng xã hội - nơi đang chiếm lĩnh thị trường giải trí và kinh doanh với những màn Livestream đầy thu hút. Vùng đất màu mỡ như TikTok tiềm ẩn vô vàn cơ hội cho những ai có đam mê với sáng tạo nội dung kết nối với khách hàng và thậm chí là đam mê kinh doanh. Thế nhưng, bên cạnh những “ điệu nhảy” sôi động, “ vũ điệu” Livestream TikTok còn ẩn chứa những “ nốt trầm” mà bạn cần lưu ý để tránh mắc phải sai lầm đáng tiếc.
Bài viết này Góc Nhỏ sẽ tiết lộ những điều cần tránh khi Livestream TikTok giúp bạn tự tin “biểu diễn” trong mọi lĩnh vực. Hãy cùng “ lắng nghe” để điều chỉnh các “nốt trầm” cho “ vũ điệu” livestream của bạn nhé!
Những sai lầm thường gặp khi Livestream TikTok
Nội dung Livestream nhàm chán, thiếu sự mới mẻ và thu hút
Nội dung Livestream cần phải xác định rõ ràng mục tiêu của buổi livestream là gì và hướng đến đối tượng nào
Yếu tố đầu tiên quyết định người xem có ở lại phiên Livestream hay lướt qua là về mặt nội dung. Nội dung Livestream cần phải xác định rõ ràng mục tiêu của buổi livestream là gì và hướng đến đối tượng nào để tránh lan man, thiếu trọng tâm. Đi kèm với đó là chất lượng âm thanh, hình ảnh phải được tối ưu để tránh có những trải nghiệm không tốt.
Kéo dài thời gian Livestream không hợp lý
Thời gian quá dài sẽ khiến buổi Livestream bị trùng, bị nhàm chán. Chưa kể nếu nội dung và đối tượng mục tiêu của bạn chưa phù hợp thì buổi Livestream ngày hôm ấy sẽ không đem lại được hiệu suất tối ưu nhất.
Vậy nên, chúng ta nên cân nhắc thời lượng cho phù hợp. Và nếu như muốn thời gian dài chúng ta cần đảm bảo được năng lượng và nội dung của buổi Livestream ngày hôm ấy.
Lượng tương tác với người xem yếu
Tương tác đóng vai trò trong việc giữ chân người xem buổi Live
Có thể nói tương tác là điều đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân người xem suốt buổi Livestream. Chính vì vậy hãy trả lời bình luận của người xem, đặt câu hỏi để khơi gợi nhiều cuộc trò chuyện trên phiên Livestream ngày hôm đó. Đặc biệt, phải cố gắng tạo bầu không khí sôi nổi cho buổi Livestream.
Chưa có mục tiêu Livestream
Bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình là gì và muốn truyền đạt những thông tin nào qua buổi Livestream TikTok. Bạn muốn thu hút thêm đối tượng người theo dõi hay giới thiệu sản phẩm mới đến khán giả? Hay giải đáp thắc mắc, tư vấn mong muốn của người xem?
Vì vậy, khi muốn buổi Livestream trở nên cuốn hút và gãy gọn hơn bạn nên tập trung xây dựng mục tiêu và đưa ra các nội dung rõ ràng nhất cho buổi Livestream ngày hôm đó.
Bị phân tâm trong lúc Livestream
Nên tập trung vào nội dung chính, tránh bị các yếu tố bên ngoài tác động gây ảnh hưởng đến buổi phát trực tiếp
Việc bạn bị phân tâm trong lúc Livestream sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng buổi Live ngày hôm đó. Vì vậy, bạn nên tập trung vào nội dung chính, tránh bị các yếu tố bên ngoài tác động gây ảnh hưởng đến bạn.
“ Quá tham” hiệu ứng
Sử dụng nhiều hiệu ứng để tăng thêm sự thích thú và lạ mắt cho khán giả là điều tốt. Thế nhưng, việc lạm dụng quá nhiều vào phần hiệu ứng sẽ làm phản tác dụng khiến người xem dễ bị choáng ngợp và khó chịu. Hãy sử dụng hiệu ứng phù hợp, đúng nơi, đúng thời điểm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Không có thông báo trước về buổi Livestream
Hãy nhớ quảng cáo buổi Live đến nhiều người biết và tham gia.
Khi quảng cáo buổi Livestream trên nhiều nền tảng sẽ giúp cho thông tin của bạn được thông báo đến khán giả. Bạn có thể thực hiện thông qua các bài viết trên đa dạng nền tảng xã hội, chia sẻ bằng video hoặc story để đưa thông tin đến càng nhiều người càng tốt.
Sử dụng hình ảnh tiêu cực và lời nói vi phạm cộng đồng
Đây là điều tuyệt đối cấm kị, khi sử dụng hình ảnh vi phạm cộng đồng hoặc những lời nói chưa phù hợp chắc chắn phiên Livestream của bạn sẽ bị đánh sập và hạn chế quyền Livestream cho những buổi sau. Vậy nên, việc không sử dụng hình ảnh tiêu cực và lời nói vi phạm sẽ nâng cao chất lượng cho buổi Livestream của bạn.
Không phân tích hiệu quả sau buổi Livestream
Phân tích dữ liệu sau buổi Live để nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Mỗi lần kết thúc phiên Livestream Tiktok bạn nên ngồi xuống và phân tích mọi dữ liệu, các tình huống cũng như thông tin về nội dung buổi Livestream ngày hôm đó để nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Sau đó phát triển những thế mạnh mình đang có và khắc phục những yếu điểm còn tồn đọng để có thể tăng hiệu suất người xem trong buổi Livestream. Bạn có thể phân tích dựa trên lượt người xem, người tương tác, bình luận, lượt thích và chia sẻ. Đánh giá sát sao nhất sẽ mang đến kết quả tối ưu.
Kết luận
Việc các bạn trẻ lựa chọn Livestream TikTok để làm mảnh đất trình diễn thế mạnh của mình là lựa chọn hợp lí và thông minh giúp phát triển thêm nhiều kĩ năng của mình. Hơn hết biết tận dụng là một điểm sáng cho chính mình, tuy nhiên bạn hãy nên lưu ý và cân nhắc những điều trên để thể hiện khả năng trên “sàn diễn” thật tốt và trở nên tỏa sáng, đánh thức đam mê chính mình. Chúc các bạn thành công!
Tin liên quan
- 5 Cách tích hợp CHAT GPT vào công cụ làm việc hiệu quả
- 7 loại Digital Platform mà Marketer cần phải biết
- 8 nguyên tắc chiến lược thu hút khách hàng tạo chỗ đứng cho Fanpage trên thương trường kỹ thuật số
- 8 xu hướng thiết kế mới cần bỏ túi ngay cho năm 2022
- 9 Bí kíp viết content hay ngay cả khi bạn không biết gì!