Khám phá bí mật của phong cách thiết kế đồ họa kết hợp yếu tố hoạt hình

Tuổi thơ của chúng ta chắc hẳn đã quá quen thuộc với những bộ phim hoạt hình: Tom & Jerry, Vua sư tử, Vùng đất linh hồn, Người đẹp và Quái Vật... Các nhà sản xuất đã khéo léo kết hợp những cảnh quay vui vẻ và tạo hình nhân vật dễ thương, góp phần tạo nên những ký ức khó quên  về tuổi thơ trải qua bao thế hệ. Vậy để tạo nên những bộ phim này các nhà sản xuất đã làm như thế nào? Hãy cùng Gocnho Content tìm hiểu nhé.

1. Tổng quan về phong cách Thiết kế đồ họa kết hợp yếu tố hoạt hình 

1.1. Khái niệm Thiết kế đồ họa hoạt hình

cartoon-illustration-la-gi  Thiết kế đồ họa hoạt hình được thực hiện trên các công cụ, phần mềm hỗ trợ thông minh.

Thiết kế đồ họa hoạt hình là quá trình diễn hoạt hình ảnh kết hợp cùng những hiệu ứng đặc biệt trên các phương tiện truyền thông như: game, phim hoạt hình và các bài đăng trên mạng xã hội. Với công nghệ tiên tiến ngày nay, Thiết kế đồ họa hoạt hình được thực hiện trên các công cụ, phần mềm hỗ trợ thông minh. Các Designer có thể sáng tạo nhiều ý tưởng hơn hẳn, đặc biệt là các video hoạt hình.

1.2. Thiết kế đồ hoạ theo phong cách Cartoon Illustration có những thể loại nào?

  • Hoạt hình theo kiểu  truyền thống (Traditional Animation)

Hoạt ảnh truyền thống đòi hỏi các designer phải thực hiện thủ công từng nhân vật, khung hình, sau đó liên kết chúng để tạo thành một phân cảnh hoàn chỉnh. Bằng cách sử dụng bàn sáng chuyên dụng, các nghệ sĩ sẽ nhìn thấy bản vẽ trước đó của mình và thực hiện chỉnh sửa một cách dễ dàng.

Xem thêm: Video về phong cách hoạt hình truyền thống

  • Hoạt hình 2D (2D Animation) 

Designer sẽ thiết kế các ý tưởng của mình trên mặt phẳng 2D với nguyên lý phát triển đồ họa vectơ. Phong cách hoạt hình này ngày càng phổ biến vì công nghệ hiện đại cho phép các designer dễ dàng thao tác thiết kế, chỉnh sửa thành phẩm hơn rất nhiều so với những phiên bản tiền nhiệm.

Xem thêm: Video về phong cách thiết kế hoạt hình 2D

  • Hoạt hình 3D (3D Animation) 

Hoạt hình 3D hay còn được gọi là hoạt hình máy tính đang là phong cách thiết kế thịnh hành nhất hiện nay. Quy trình để tạo ra một sản phẩm hoạt hình 3D rất khác so với phong cách truyền thống. Tuy nhiên cả hai đều đòi hỏi người nghệ sĩ phải áp dụng theo các nguyên tắc chuyển động và phân chia bố cục  trong đồ hoạ hoạt hình.

Xem thêm: Video về phong cách hoạt hình 3D

  • Đồ họa mang hướng chuyển động (Motion Graphics)

Phong cách Thiết kế đồ họa chuyển động này rất đặc biệt do không được điều khiển bởi các nhân vật hoặc cốt truyện như các phong cách đã được giới thiệu. Loại hình nghệ thuật này tập trung vào khả năng di chuyển các yếu tố đồ họa, hình dạng và văn bản. Phong cách này thường được ứng dụng rộng rãi trong quảng cáo truyền hình, video giải trí và phim hoạt hình.

Xem thêm: Video về Motion Graphics

  • Hoạt hình dạng tĩnh vật (Stop Motion)

Hoạt hình tĩnh vật rất giống với hoạt ảnh truyền thống vì đây là sự kết hợp một loạt các hình ảnh tĩnh có chút khác nhau để nổi bật sự chuyển động của sự vật. Điểm khác biệt lớn nhất là chuyển động dừng sử dụng nhiếp ảnh và chụp các đối tượng thực. Với tính năng dừng chuyển động, các nghệ sĩ chụp ảnh một đối tượng hoặc cảnh sau đó di chuyển nhẹ nhàng các đối tượng trước khi chụp một bức ảnh khác. 

Xem thêm: Video về Stop Motion

2. Ứng dụng của phong cách thiết kế đồ họa hoạt hình (Cartoon Illustration)

2.1. Video hoạt hình quảng cáo

Ngày nay, các doanh nghiệp thường sử dụng các video hoạt hình để tạo sự gần gũi, thân thiết với khách hàng của mình. Bên cạnh đó, hoạt ảnh còn giúp doanh nghiệp dễ dàng thể hiện quan điểm độc đáo và thông điệp nổi bật, tạo nên dấu ấn riêng. 

2.2. Đồ họa logo chuyển động

Rất nhiều công ty hàng đầu trên thế giới ưa chuộng phương thức đồ họa này như công ty sản xuất siêu xe – Ferrari, thương mại điện tử – TIKI, đến đồ uống có ga – PEPSI và cả Cơ quan hàng không & Vũ trụ Hoa Kỳ NASA,… đều lựa chọn logo chuyển động để đại diện cho thương hiệu. Không còn giới hạn với đồ họa tĩnh, sự tăng trưởng vượt bậc của nền tảng thương mại điện tử đã tạo điều kiện cho sự lên ngôi của đồ họa logo chuyển động.

2.3. Đồ họa thông tin chuyển động (Infographic)

Infographic là bản trình bày trực quan các dữ liệu và thông tin dưới dạng video. Các designer sẽ áp dụng các kỹ năng Thiết kế đồ họa hoạt hình để kết hợp các hoạt ảnh khác nhau nhằm tạo ra một video thông tin với mục đích giải thích dữ liệu theo cách hấp dẫn hơn và phổ cập kiến thức về một chủ đề cụ thể.

2.4. Game 

Không ít các Designer đều ưu tiên Game sau khi trang bị đủ kiến thức về Thiết kế đồ họa hoạt hình. Vì sao vậy? Thị trường game ngày càng sôi động và đa dạng hơn bao giờ hết với vô vàn những tựa game mô phỏng đời thực lọt hàng top với doanh số triệu đô. 

3. Sự khác biệt của phong cách thiết kế đồ họa kết hợp yếu tố hoạt hình

cartoon-illustration-ung-dung-1 Phong cách Cartoon Illustration vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong tương lai. 

Xu hướng sử dụng các yếu tố hoạt hình vẽ tay trên các sản phẩm không phải là mới, nhưng đang dần trở nên phổ biến hơn trong giới thiết kế đồ họa. Bằng những thiết kế thủ công với sự đầu tư công phu, phong cách thiết kế đồ họa này dần dần khẳng định được vị thế của mình với rất nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Đây cũng là xu hướng dường như đang tiếp tục phát triển mà không có dấu hiệu hạ nhiệt trong tương lai. 

Bạn vừa tìm hiểu về một phong cách thiết kế độc đáo trong giới đồ họa: thiết kế đồ họa hoạt hình. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích từ bài viết! Nếu bạn đang cần sự hỗ trợ về Content Marketing, đừng ngần ngại liên hệ theo thông tin bên dưới. Gocnhocontent rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn!

 

 



: Khám phá bí mật của phong cách thiết kế đồ họa kết hợp yếu tố hoạt hình
Thiết Kế Hình Ảnh